Thứ Năm, 11 tháng 5, 2023

VI PHẠM HÀNH CHÍNH HÀNG GIA CÔNG - SẢN XUẤT XUẤT KHẨU MỚI NHẤT 2023

PHẦN 1: 

VI PHẠM HÀNH CHÍNH HÀNG GIA CÔNG - SẢN XUẤT XUẤT KHẨU



Hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu (bao gồm doanh nghiệp chế xuất) được diễn ra thường xuyên, liên tục. Bắt đầu từ lúc ký kết hợp đồng gia công, xuất khẩu sản phẩm cho đến khi thực hiện báo cáo quyết toán định kỳ hàng năm cho cơ quan hải quan. Quá trình nhập khẩu hàng hoá – sản xuất – xuất khẩu sản phẩm – tổ chức theo dõi số liệu hàng hoá – gia công lại – các công việc thông báo cơ sở xản xuất, nhà xưởng, hợp đồng gia công, gia công lại… không tránh khỏi xẩy ra những sai xót, việc sai sót đó sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình làm thủ tục hải quan thậm chí ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp làm chậm thông quan hàng hoá.. Nếu có xẩy ra sai sót thì doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu cũng cần xem xét việc sai sót như thế nào, ví dụ như sai về thủ tục, thời hạn nộp hồ sơ, khai sai đối tượng được miễn, giảm, hoàn… qua đó xác định được mức độ vi phạm, đồng thời doanh nghiệp mạnh dạn tiến hành khai sửa đổi, bổ sung để đảm bảo về số liệu nhập khẩu, xuất khẩu khớp đúng với thực tế và tính toán số liệu nhằm thực hiện tốt hơn công tác báo cáo quyết toán, xác định định mức thực tế của doanh nghiệp, sau đây là các hành vi vi phạm và mức xử phạt đối với hàng hoá gia công, sản xuất xuất khẩu:

1. Vi phạm về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ khai thuế theo điều 7, VBHN số 23/VBHN-BTC ngày 21/10/2022 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

1.1. Với mức phạt từ 500.000 – 1.000.000 đồng quy định tại khoản 1, Điều 7 Doanh nghiệp thường hay vấp phải lỗi không đính kèm hoặc đính kèm thiếu chứng từ khi khai hải quan điện tử, hoặc Doanh nghiệp khai sửa thông tin số hiệu container hàng hoá xuất khẩu cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất hàng, phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất khẩu hoặc khai bổ sung về trị giá hải quan quá thời hạn quy định đối với trường hợp chưa có giá chính thức…. với lỗi như vậy thì mức phạt mức phạt từ  500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Cụ thể là mức phạt trung bình khung : 750.000đ cho hành vi trên nếu không có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng.

          1.2. Với mức phạt từ 2.000.000 – 5.000.000 quy định tại khoản 3, điều 7 thì doanh nghiệp thường bị một số sai sót như sau

- Nộp tờ khai hải quan khi chưa có hàng hóa xuất khẩu tập kết tại địa điểm đã thông báo với cơ quan hải quan.

- Hay các doanh nghiệp gia công, sxxk vi phạm một số lỗi như sau

+ Không nộp báo cáo quyết toán, báo cáo tình hình sử dụng hàng hóa miễn thuế đúng thời hạn quy định

+ Không xử lý đúng thời hạn quy định đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn và sản phẩm gia công khi hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực

+ Thông báo bổ sung thông tin không đúng thời hạn quy định khi có sự thay đổi cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu;

+ Thông báo hợp đồng gia công lại, phụ lục hợp đồng gia công lại không đúng thời hạn quy định;

+ Không tái xuất, tái nhập hàng hóa đúng thời hạn quy định hoặc thời gian đã đăng ký với cơ quan hải quan, trừ vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;

+ Thông báo định mức thực tế của lượng sản phẩm đã sản xuất không đúng thời hạn quy định.

1.3. Với mức phạt từ 5.000.000 – 10.000.000 quy định tại khoản 4, điều 7 Văn bản hợp nhất số 23/VBHN-BTC thì doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu hay vi phạm là Khai báo và làm thủ tục sau khi chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hàng áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan nhưng trước thời điểm quyết định kiểm tra, thanh tra.

2. Vi phạm về khai hải quan theo điều 8, Văn bản hợp nhất số 23/VBHN-BTC, ngày 21/10/2022 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

2.1. Với mức phạt từ 2.000.000đ - 3.000.000đ  quy định tại khoản 2, điều 8

Là doanh nghiệp khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóathuộc trường hp  hàng hóa sử dụng, tiêu hủy trong khu phi thuế quan.

2.2. Với mức phạt từ 3.000.000đ – 5.000.000đ quy định tại khoản 3, điều 8

khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 và điểm d khoản 4 Điều này.

2.3. Với mức phạt từ 5.000.000đ – 10.000.000đ quy định tại điểm d, khoản 4, điều 8

Là doanh nghiệp Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa đưa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế; hàng hóa từ kho ngoại quan, kho bảo thuế đưa ra nước ngoài.

Lưu ý: Vi phạm quy định về khai hải quan tại Điều 8 mà người khai hải quan tự phát hiện và khai bổ sung quá thời hạn quy định thì bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 8

- Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 8

- Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

3. Đối với Vi phạm quy định về khai thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu quy định tại điều 9, VBHN số 23/VBHN-BTC thì mức phạt sẽ là:

Mời quý bạn đọc xem tiếp bài 2

          3.1- Mức phạt 10% số tiền thuế thiếu (nếu doanh nghiệp tự phát hiện và khai bổ sung) thuộc các trường hợp sau:

          + Sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan;

+ Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra đối với hàng hóa đã được thông quan;

+ Quá thời hạn quy định khai bổ sung báo cáo quyết toán nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán.

          3.2. Mức phạt 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với một trong các trường hợp sau:

+ Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan;

+ Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này bị phát hiện khi kiểm tra, thanh tra đối với hàng hóa đã thông quan;

+ Không khai bổ sung về trị giá hải quan theo quy định mà bị phát hiện khi kiểm tra, thanh tra đối với trường hợp hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan;

+ Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà người khai hải quan tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ thuế sau khi có kết luận kiểm tra, thanh tra.

+ Vi phạm quy định tại các điểm b, c, d khoản này mà cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính thì xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định này.

3.3. Các hành vi vi phạm của doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu:

- Khai sai đối tượng không chịu thuế, đối tượng miễn thuế, hàng quản lý theo hạn ngạch thuế quan;

- Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ miễn thuế, hồ sơ xét miễn, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hồ sơ xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa;

- Vi phạm quy định về quản lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với chứng từ kế toán, sổ kế toán, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không thuộc trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định này;

- Vi phạm quy định quản lý hàng hóa trong kho bảo thuế dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với chứng từ, sổ sách kế toán, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định này;

- Lập báo cáo quyết toán về lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất không đúng với thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công, sản phẩm xuất khẩu;

- Khai báo hàng hóa nhập khẩu theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu nhưng không có cơ sở sản xuất hàng gia công, cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hoặc không có máy móc, thiết bị thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu.

Trên đây là một số trường hợp vi phạm hành chính mà doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu (bao gồm doanh nghiệp chế xuất) hay gặp phải. nếu quá trình thực hiện, có vướng mắc doanh nghiệp liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ - 0905528822 Mr.Duc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC CHUYỂN LOẠI HÌNH NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT XUẤT KHẨU QUA LOẠI HÌNH GIA CÔNG 2023

  THỦ TỤC CHUYỂN LOẠI HÌNH NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT XUẤT KHẨU QUA LOẠI HÌNH GIA CÔNG Nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu là gì? Nhập khẩu gia công ...