Thứ Ba, 6 tháng 6, 2023

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC CHUYỂN LOẠI HÌNH NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT XUẤT KHẨU QUA LOẠI HÌNH GIA CÔNG 2023

 

THỦ TỤC CHUYỂN LOẠI HÌNH NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT XUẤT KHẨU QUA LOẠI HÌNH GIA CÔNG



Nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu là gì?

Nhập khẩu gia công là gì?

Điều kiện để doanh nghiệp nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu chuyển qua loại hình gia công

Hồ sơ, thủ tục thực hiện như thế nào chuyển loại hình nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu?

Cơ sở pháp lý để thực hiện chuyển loại hình từ nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu qua loại hình gia công

1. Nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu là GÌ

- Nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu là quá trình mua nguyên liệu, vật tư từ nước ngoài và làm các thủ tục nhập khẩu về Việt Nam - Dùng nguyên liệu, vật tư đó để sản xuất ra sản phẩm và xuất khẩu sản phẩm bán ra nước ngoài

2. Nhập khẩu gia công là gì

Nhập khẩu gia công là việc bên nhận gia công thực hiện nhận nguyên liệu, vật tư từ bên thuê gia công nhập khẩu về Việt Nam để sản xuất ra sản phẩm và xuất trả sản phẩm theo chỉ định của bên thuê gia công.

Xem bài viết PHÂN BIỆT KHÁC VÀ GIỐNG NHAU GIỮA SXXK và GIA CÔNG tại đây: https://pqmcargo.com/2023/01/13/phan-biet-loai-hinh-gia-cong-san-xuat/

3. Điều kiện để doanh nghiệp nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu chuyển qua loại hình gia công

- Doanh nghiệp nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu có hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài cần gia công các sản phẩm mà được sản xuất từ các nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu

- Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu được nhập khẩu trước khi Hợp đồng gia công được ký kết

- Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu được nhập khẩu chưa đưa vào gia công

4. Thủ tục hải quan chuyển loại hình từ nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu qua loại hình gia công

Căn cứ quy định tại điều 61 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.được sửa đổi tại khoản 40, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều tại thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Trước khi sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu để cung ứng cho gia công thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ như sau:

- Khai thông tin tờ khai hải quan xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu và ô tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai xuất khẩu phải khai như sau: #&XKTC hoặc tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy

- Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định.

Sau khi hoàn thành thủ tục xuất khẩu tại chỗ doanh nghiệp thực hiện thủ tục nhập khẩu tại chỗ theo loại hình gia công, cụ thể như sau:

- Khai thông tin tờ khai hải quan nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Số quản lý nội bộ doanh nghiệp” như sau: #&NKTC#& số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng hoặc tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy

- Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.

5. Cơ sở pháp lý để thực hiện chuyển loại hình sản xuất xuất khẩu qua gia công

- Điều 61 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.được sửa đổi tại khoản 40, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ Tài chính

- Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.được sửa đổi tại khoản 58, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ Tài chính

6. Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí

7. Kết nối với chúng tôi để xem thêm các bài viết hướng dẫn thủ tục hải quan liên quan 

https://www.facebook.com/CUSTOMSPRO

https://pqmcargo.com/dich-vu-tu-van-hai-quan-thue/

http://www.customs-vn.blogspot.com

Hoặc liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại/zalo: Tel/ zalo: 086 2083749 – 090 552 8822 để được giải đáp

Mr.Duc

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2023

ĐIỀU KIỆN MIỄN THUẾ ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT XUẤT KHẨU MỚI NHẤT 2023


ĐIỀU KIỆN MIỄN THUẾ ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT XUẤT KHẨU

Điều kiện miễn thuế nguyên liệu, vật tư nhập khẩu của  doanh nghiệp nhập khẩu sản xuất xuất khẩu?

Hồ sơ và thủ tục miễn thuế thực hiện như thế nào để đảm bảo đúng quy định ?

Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá xuất khẩu cần đáp ứng các điều kiện sau để được miễn thuế:

Khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để SXXK thì doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế VAT và hàng hoá nhập khẩu đang chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. Vì vậy, để được miễn thuế doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

Điều kiện miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để sxxk

1- Điều kiện về nhà xưởng sản xuất, máy móc, thiết bị

Công ty phải có nhà xưởng sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam, có máy móc, thiết bị phù hợp với ngành nghề sản xuất.

VÍ dụ: công ty sản xuất giày da thì cần có máy may giày da, máy dán keo, máy cắt da, ...

2- Gia công lại

Công ty có quyền thuê công ty khác gia công lại với điều kiện công ty nhận gia công lại cũng phải nhà xưởng sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam, máy móc, thiết bị phù hợp với ngành nghề sản xuất (khoản 2, Điều 12, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi tại Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021).

Lưu ý: Nhà xưởng, máy móc thiết bị của công ty được thuê gia công lại cần có máy móc, thiết bị phù hợp với ngành nghề sản xuất.

3- Thông báo nhà xưởng, sản xuất, kho bãi chứa hàng ...

Công ty cần thực hiện Thông báo nhà xưởng sản xuất hàng hoá xuất khẩu, nhà xưởng của công ty được thuê gia công lại; Kho, bãi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu cho cơ quản hải quan nơi dự kiến làm thủ tục hải quan nhập khẩu bao gồm: Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh sản xuất; Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa ; Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu thuộc Cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất hoặc nơi có cửa khẩu nhập (Khoản 1, Điều 56, Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 36, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC và Điều 58, Thông tư số 38/2015/TT-BTC)

Việc thực hiện thông báo cơ sở sản xuất là điều kiện bắt buộc của các công ty thực hiện loại hình SXXK và đồng thời có thuê các công ty khác gia công lại.

4- Báo cáo quyết toán

Ngoài ra công ty phải thực hiện Báo cáo tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hoá xuất khẩu theo năm tài chính và chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc trước khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo nhà xưởng sản xuất theo quy định (Khoản 2, Điều 60, Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 39, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC)

Báo cáo tình hình sử dụng hàng hoá nhập khẩu để SXXK là điều kiện bắt buộc để được miễn thuế nhập khẩu và không chịu thuế giá trị gia tăng

5- Xuất khẩu sản phẩm đã sản xuất

Sản phẩm được sản xuất ra từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phải thực xuất khẩu (Điểm đ, khoản 2, Điều 12, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6, Điều 1, Nghị định số 18/2021/NĐ-CP).

Xem hướng dẫn về thủ tục miễn thuế hàng gia công, đầu tư tại đây: https://pqmcargo.com/chinh-sach-hai-quan/thu-tuc-hai-quan-hang-dau-tu-mien-thue/

Hoặc kết nối với chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí qua: http://facebook.com/ductamthien

TG: Mr.Duc

Vui lòng không sao chép bài viết hoặc nếu sao chép vui ghi rõ nguồn và tác giả.

Xin cảm ơn!


“The important is to not stop questioning”

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2023

Thủ tục xuất khẩu chính ngạch SẦU RIÊNG sang Trung Quốc mới nhất 2023

 THỦ TỤC XUẤT KHẨU CHÍNH NGẠCH SẦU RIÊNG QUA TRUNG QUỐC

Xuất khẩu sầu riêng qua Trung Quốc hiện nay nhu cầu rất lớn, nhưng để xuất khẩu sầu riêng thì các nhà xuất khẩu cần đáp ứng điều kiện gì? Và thủ tục xuất khẩu sầu riêng như thế nào, xin mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau:

Thủ tục xuất khẩu sầu riêng qua Trung Quốc 2023


1. Đáp ứng các điều kiện tại Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc, cụ thể:

- Cơ sở vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng: đăng ký và đã được phê duyệt bởi MARD (Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) và GACC (Tổng cục Hải quan, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa).

- Thông tin đăng ký gồm: tên, địa chỉ, mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói.

- Mục đích: để truy xuất nguồn gốc chính xác.

- Các vùng trồng đã đăng ký với MARD và GACC phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) ..

- Các vùng trồng phải lưu giữ đầy đủ hồ sơ giám sát và kiểm soát sinh vật dịch hại để cung cấp cho GACC khi có yêu cầu.

- Hồ sơ phòng trừ sinh vật gây hại bằng biện pháp hoá học cần có đầy đủ thông tin: Tên thuốc, hoạt chất, ngày sử dụng, liều lượng sử dụng trong quá trình canh tác.

- Đóng gói và bảo quản:

+ Cơ sở đóng gói: có khu chứa nguyên liệu - thành phẩm - sạch, hợp vệ sinh – tách biệt khu sinh hoạt.

+ Quá trình đóng gói: làm sạch vỏ quả, loại bỏ quả bệnh, thối, hỏng. biến dạng, lá, thân, tàn dư thực vật và đất…

+ Vật liệu đóng gói: sạch sẽ, vệ sinh, chưa qua sử dụng

+ Bảo quản: thành phẩm phải được bảo quản trong kho chứa có cùng điều kiện kiểm dịch thực vật, tách biệt với những loại quả khác để ngăn ngừa lây nhiễm dịch hại.

+ Nhãn bao bì: bằng tiếng anh, tên quả, nước xuất khẩu, nơi sản xuất, mã số vùng trồng, tên, mã số có sở đóng gói, …Trên mỗi hộp/ pallet ghi dòng chữ : Exported to the people’s Republic of China”

+ Phương tiện chứa hàng: được kiểm tra về độ sạch, được niêm phong hải quan và còn nguyên niêm phong khi qua đến Trung Quốc.

XEM HƯỚNG DẪN THỦ TỤC HẢI QUAN TẠIhttps://pqmcargo.com/chinh-sach-hai-quan/thu-tuc-hai-quan-hang-hoa-thong-thuong/

2- Hồ sơ, thủ tục:

- Tờ khai hải quan điện tử

- Invoice

- Packing list

- Kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) trước khi xuất khẩu

- Certificate of Origin form E (C/O form E)

Lưu ý: Trước khi xuất khẩu lô hàng đầu tiên cần kiểm tra đã được phê duyệt mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói của GACC.

3. Kiểm dịch tại cửa khẩu nhập

Khi sầu riêng đã hoàn thành thủ tục xuất khẩu tại Việt nam, qua đến các cửa khẩu ở Trung Quốc thì sẽ được kiểm tra giấy tờ, hồ sơ liên quan và hoàn tất quá trình kiểm dịch.

Trên đây là hướng dẫn thủ tục xuất khẩu sầu riêng qua Trung Quốc mới nhất năm 2023.

Nếu quá trình thực hiện các doanh nghiệp vướng mắc, cần hỗ trợ, tư vấn xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để tư vấn miễn phí.

Mr.Duc


Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2023

Cách tính thuế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu mới nhất 2023

 PHẦN 1 

CÁCH TÍNH THUẾ HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU 

THEO TỶ LỆ PHẦN PHẦN TRĂM (%)

Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế cần phải xác định chính xác số tiền thuế phải nộp, thực hiện nộp thuế để thông quan hàng hoá. Khi thực hiện tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với 01 mặt hàng nó liên quan nhiều yếu tố như số lượng hàng hoá, trị giá, mã số H.S hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, … và dựa vào chính sách quản lý hàng hoá để xác định các phương pháp tính thuế, mỗi nhóm hàng hoá đều có các phương pháp tính thuế khác nhau. Theo quy định hiện hành thì có 03 phương pháp tính thuế bao gồm 

- Tính thuế theo tỷ lệ phần trăm (%), 

- Tính thuế tuyệt đối 

- Tính thuế theo phương pháp hỗn hợp. 

Trước khi tính thuế thì cần xác định thời điểm tính thuế, phương pháp tính thuế, trị giá tính thuế, căn cứ tính thuế và tỷ giá tính thuế để tiến hành tính số thuế phải nộp đúng quy định và nguyên tắc nộp thuế “ Không nộp thừa – Không thiếu tiền thuế phải nộp”



1- Cơ sở pháp lý:

- Luật quản lý thuế số 38

- Các Luật về thuế (Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Thuế giá trị gia tăng, Thuế bảo vệ môi trường, Thuế tiêu thụ đặc biệt)

- Nghị định về Biểu thuế (Bao gồm Nghị định số 122/2016/NĐ-CP; Nghị định số 125/2017/NĐ-CP sửa đổi NĐ 122; Nghị định số 57/2020/NĐ-CP sửa đổi NĐ 122, 125; Nghị định số 101/2021/NĐ-CP sửa đổi NĐ 57)

-  17 Nghị định về Biểu thuế ưu đãi đặc biệt áp dụng từ năm 2023.

- Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát kiểm soát hải quan và thuế xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi TT 38/2015/TT-BTC.

- Thông tư số 39/2015/TT-BTC về trị giá hải quan được sửa đổi tại Thông tư 60/2019/TT-BTC.

2. Xác định thời điểm tính thuế và tỷ giá tính thuế, mức thuế, trị giá tính thuế:

- Các loại thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Giá trị gia tăng, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt.

- Thời điểm tính thuế: Ngày đăng ký tờ khai hải quan.

- Tỷ giá tính thuế, mức thuế, trị giá tính thuế: lấy tại thời điểm tính thuế.

3. Cách tính thuế đối với phương pháp tỷ lệ %:

3.1. Căn cứ:

- Số lượng từng mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu khai báo

- Trị giá hải quan

- Thuế suất: gồm thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt

- Áp dụng thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ nếu nhập khẩu quá mức vào Việt Nam

 3.2. Cách tính:

- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

- Thuế Giá trị gia tăng (VAT)

- Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)


Trên đây là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ % đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được quy định cụ thể tại:

- Điều 37, Thông tư số 38/2015/TT-BTC

- Điều 7, Luật thuế GTGT và Luật sửa đổi một số điều của Luật thuế GTGT

- Điều 6, Luậ thuế TTĐB và Luật sửa đổi các Luật về thuế.

Mời quý bạn đọc xem tiếp phần 2 phương pháp tính thuế hỗn hợp và thuế tuyệt đối.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các doanh nghiệp liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp tư vấn miễn phí.

https://www.facebook.com/CUSTOMSPROC/

https://pqmcargo.com/2023/05/11/cach-tinh-thue-hang-hoa-nam-2023/

Mr.Duc - 0905528822



Hồ sơ, thủ tục, trình tự Huỷ tờ khai hải quan 2023

 

HỒ SƠ THỦ TỤC  HUỶ TỜ KHAI HẢI QUAN 

Tiếp theo bài viết về các trường hợp bắc buộc phải huỷ tờ khai hải quan, PQMcargo.com tiếp tục gửi đến quý bạn đọc bài viết về Hồ sơ, thủ tục và trình tự huỷ tờ khai hải quan.

 

Trong quá trình khai báo và làm thủ tục hải quan doanh nghiệp không tránh khỏi sai sót, việc khai sai hoặc do ảnh hưởng về quá trình vận chuyển, chứng từ hàng hoá bị sai sót…. Sẽ làm ảnh hưởng đến việc khai tờ khai hải quan và thông quan hàng hoá. Có những trường hợp khai sai có thể khai sửa nhưng có nhiều trường hợp bắt buộc phải huỷ tờ khai hải quan. Vậy trường hợp nào sẽ huỷ tờ khai hải quan, hồ sơ, thủ tục và quá trình thực hiện huỷ tờ khai hải quan như thế nào? Xin quý doanh nghiệp theo dõi bài viết sau:

Căn cứ pháp lý: căn cứ quy định tại tiết d4, điểm d, khoản 1, Điều 22, Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi tại khoản 11, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC

“d.4) Tờ khai hải quan khai sai các chỉ tiêu thông tin quy định tại mục 3 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, trừ trường hợp tờ khai hải quan nhập khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng và hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan; hoặc tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng và hàng hóa thực tế đã xuất khẩu.”

  1. Các trường hợp bắc buộc phải huỷ tờ khai hải quan

- Khai sai các chỉ tiêu, thông tin không được sửa quy định tại Phụ lục II, Thông tư 39/2018/TT-BTC (xem bài viết tại : https://pqmcargo.com/2023/04/07/khai-sua-to-khai-hai-quan-2023/

- Ngoài việc khai sai các chỉ tiêu không được khai bổ sung mà phải huỷ tờ khai thì  các còn một số trường hợp phải huỷ tờ khai theo quy định, như sau:

- Tờ khai không có giá trị làm thủ tục hải quan: quá 15 ngày mà không có hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu, chưa nộp hồ sơ, hàng phải có giấy phép nhưng không có giấy phép để nộp, xuất trình

- Hệ thống hải quan bị sự cố và đã có tờ khai giấy thay thế

- Hàng hóa không đáp ứng các quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, sau khi xử lý vi phạm với hình thức phạt bổ sung là buộc phải tái xuất hoặc tiêu hủy

- Huỷ tờ khai theo yêu cầu của người khai hải quan.

Để nắm rõ trường hợp nào huỷ tờ khai hải quan, doanh nghiệp căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 22, Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi tại khoản 11, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC để thực hiện.

  1. Hồ sơ, thủ tục huỷ tờ khai khải quan:

2.1. Người khai hải quan cần thực hiện:

Đối với các trường hợp quy định tại điểm b, điểm d khoản 1 Điều 22, Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi tại khoản 11, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC người khai hải quan cần chuẩn bị các chứng từ và khai thông tin đề nghị hủy tờ khai hải quan

- Khai điện tử: Khai thông tin theo mẫu số 06 Phụ lục II, Thông tư 39/2018/TT-BTC thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan.

- Khai bản giấy: khai và nộp 02 bản chính văn bản đề nghị hủy tờ khai hải quan theo mẫu số 04/HTK/GSQL Phụ lục V, Thông tư 39/2018/TT-BTC gửi cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan

- Các trường hợp huỷ tờ khai mà hàng hoá thực tế không xuất khẩu, hàng hoá đã đưa vào khu vực giám sát nhưng thực tế không xuất khẩu:

+ Gửi kèm chứng từ chứng minh thực tế hàng hoá không xuất khẩu;

+ Cam kết trong văn bản đề nghị hủy tờ khai hải quan: chưa thực hiện hoàn thuế hoặc kê khai khấu trừ, thuế cho hàng hóa thuộc tờ khai hải quan đề nghị hủy với cơ quan thuế nội địa hoặc với cơ quan hải quan và chịu trách nhiệm về nội dung đã khai báo.

2.2. Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

  1. Hủy tờ khai hải quan quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22, TT 39/2018/TT-BTC: Chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quanChi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan kiểm tra, xác minh thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thực hiện việc hủy tờ khai hải quan và thông báo thông tin hủy tờ khai hải quan cho người khai hải quan trên Hệ thống;
  2. Hủy tờ khai hải quan quy định tại điểm c khoản 1, Điều 22, TT 39/2018/TT-BTC: Chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày hàng hóa được tái xuất hoặc nhận được văn bản xác nhận đã thực hiện việc tiêu hủy, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện hủy tờ khai;
  3. Hủy tờ khai hải quan quy định tại điểm b, điểm d khoản 1 Điều Điều 22, TT 39/2018/TT-BTC:

- Trong thời hạn 08 (tám) giờ làm việc kể từ khi nhận đề nghị hủy tờ khai hải quan: hải quan kiểm tra lý do, điều kiện và thông tin tờ khai hải quan đề nghị hủy trên Hệ thống và thực hiện việc hủy tờ khai hải quan, phản hồi kết quả cho người khai hải quan trên Hệ thống, xử lý tiền thuế đã nộp (nếu có) theo quy định

- Hủy tờ khai hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập có ảnh hưởng đến thông tin quản lý lượng hàng tạm nhập, tạm xuất trên Hệ thống thì sau khi hủy tờ khai hải quan, cơ quan hải quan có trách nhiệm cập nhật thông tin về lượng hàng vào Hệ thống;

- Thông báo cho Cục Thuế tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đối với hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc từ trong nước theo mẫu số 01/TB-XNKTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này hoặc thông báo cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu (nếu Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu khác Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu) để theo dõi, không xử lý hoàn thuế, khấu trừ thuế, không thu thuế đối với hàng hóa thuộc tờ khai hải quan xuất khẩu đã hủy.

- Tờ khai hải quan giấy: ngoài thực hiện các nội dung trên, hải quan gạch chéo bằng bút mực, ký tên, đóng dấu công chức lên tờ khai hải quan được hủy; lưu tờ khai hải quan được hủy theo thứ tự số đăng ký tờ khai hải quan.

Xem thêm về các thủ tục hải quan và giải đáp vướng mắc tại :

https://www.facebook.com/CUSTOMSPROC/

 

Mr.Duc - Chuyên hỗ trợ tư vấn, giải đáp vướng mắc về hải quan. 0905528822.

Thứ Năm, 11 tháng 5, 2023

VI PHẠM HÀNH CHÍNH HÀNG GIA CÔNG - SẢN XUẤT XUẤT KHẨU MỚI NHẤT 2023

PHẦN 1: 

VI PHẠM HÀNH CHÍNH HÀNG GIA CÔNG - SẢN XUẤT XUẤT KHẨU



Hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu (bao gồm doanh nghiệp chế xuất) được diễn ra thường xuyên, liên tục. Bắt đầu từ lúc ký kết hợp đồng gia công, xuất khẩu sản phẩm cho đến khi thực hiện báo cáo quyết toán định kỳ hàng năm cho cơ quan hải quan. Quá trình nhập khẩu hàng hoá – sản xuất – xuất khẩu sản phẩm – tổ chức theo dõi số liệu hàng hoá – gia công lại – các công việc thông báo cơ sở xản xuất, nhà xưởng, hợp đồng gia công, gia công lại… không tránh khỏi xẩy ra những sai xót, việc sai sót đó sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình làm thủ tục hải quan thậm chí ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp làm chậm thông quan hàng hoá.. Nếu có xẩy ra sai sót thì doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu cũng cần xem xét việc sai sót như thế nào, ví dụ như sai về thủ tục, thời hạn nộp hồ sơ, khai sai đối tượng được miễn, giảm, hoàn… qua đó xác định được mức độ vi phạm, đồng thời doanh nghiệp mạnh dạn tiến hành khai sửa đổi, bổ sung để đảm bảo về số liệu nhập khẩu, xuất khẩu khớp đúng với thực tế và tính toán số liệu nhằm thực hiện tốt hơn công tác báo cáo quyết toán, xác định định mức thực tế của doanh nghiệp, sau đây là các hành vi vi phạm và mức xử phạt đối với hàng hoá gia công, sản xuất xuất khẩu:

1. Vi phạm về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ khai thuế theo điều 7, VBHN số 23/VBHN-BTC ngày 21/10/2022 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

1.1. Với mức phạt từ 500.000 – 1.000.000 đồng quy định tại khoản 1, Điều 7 Doanh nghiệp thường hay vấp phải lỗi không đính kèm hoặc đính kèm thiếu chứng từ khi khai hải quan điện tử, hoặc Doanh nghiệp khai sửa thông tin số hiệu container hàng hoá xuất khẩu cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất hàng, phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất khẩu hoặc khai bổ sung về trị giá hải quan quá thời hạn quy định đối với trường hợp chưa có giá chính thức…. với lỗi như vậy thì mức phạt mức phạt từ  500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Cụ thể là mức phạt trung bình khung : 750.000đ cho hành vi trên nếu không có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng.

          1.2. Với mức phạt từ 2.000.000 – 5.000.000 quy định tại khoản 3, điều 7 thì doanh nghiệp thường bị một số sai sót như sau

- Nộp tờ khai hải quan khi chưa có hàng hóa xuất khẩu tập kết tại địa điểm đã thông báo với cơ quan hải quan.

- Hay các doanh nghiệp gia công, sxxk vi phạm một số lỗi như sau

+ Không nộp báo cáo quyết toán, báo cáo tình hình sử dụng hàng hóa miễn thuế đúng thời hạn quy định

+ Không xử lý đúng thời hạn quy định đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn và sản phẩm gia công khi hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực

+ Thông báo bổ sung thông tin không đúng thời hạn quy định khi có sự thay đổi cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu;

+ Thông báo hợp đồng gia công lại, phụ lục hợp đồng gia công lại không đúng thời hạn quy định;

+ Không tái xuất, tái nhập hàng hóa đúng thời hạn quy định hoặc thời gian đã đăng ký với cơ quan hải quan, trừ vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;

+ Thông báo định mức thực tế của lượng sản phẩm đã sản xuất không đúng thời hạn quy định.

1.3. Với mức phạt từ 5.000.000 – 10.000.000 quy định tại khoản 4, điều 7 Văn bản hợp nhất số 23/VBHN-BTC thì doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu hay vi phạm là Khai báo và làm thủ tục sau khi chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hàng áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan nhưng trước thời điểm quyết định kiểm tra, thanh tra.

2. Vi phạm về khai hải quan theo điều 8, Văn bản hợp nhất số 23/VBHN-BTC, ngày 21/10/2022 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

2.1. Với mức phạt từ 2.000.000đ - 3.000.000đ  quy định tại khoản 2, điều 8

Là doanh nghiệp khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóathuộc trường hp  hàng hóa sử dụng, tiêu hủy trong khu phi thuế quan.

2.2. Với mức phạt từ 3.000.000đ – 5.000.000đ quy định tại khoản 3, điều 8

khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 và điểm d khoản 4 Điều này.

2.3. Với mức phạt từ 5.000.000đ – 10.000.000đ quy định tại điểm d, khoản 4, điều 8

Là doanh nghiệp Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa đưa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế; hàng hóa từ kho ngoại quan, kho bảo thuế đưa ra nước ngoài.

Lưu ý: Vi phạm quy định về khai hải quan tại Điều 8 mà người khai hải quan tự phát hiện và khai bổ sung quá thời hạn quy định thì bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 8

- Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 8

- Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

3. Đối với Vi phạm quy định về khai thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu quy định tại điều 9, VBHN số 23/VBHN-BTC thì mức phạt sẽ là:

Mời quý bạn đọc xem tiếp bài 2

          3.1- Mức phạt 10% số tiền thuế thiếu (nếu doanh nghiệp tự phát hiện và khai bổ sung) thuộc các trường hợp sau:

          + Sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan;

+ Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra đối với hàng hóa đã được thông quan;

+ Quá thời hạn quy định khai bổ sung báo cáo quyết toán nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán.

          3.2. Mức phạt 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với một trong các trường hợp sau:

+ Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan;

+ Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này bị phát hiện khi kiểm tra, thanh tra đối với hàng hóa đã thông quan;

+ Không khai bổ sung về trị giá hải quan theo quy định mà bị phát hiện khi kiểm tra, thanh tra đối với trường hợp hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan;

+ Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà người khai hải quan tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ thuế sau khi có kết luận kiểm tra, thanh tra.

+ Vi phạm quy định tại các điểm b, c, d khoản này mà cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính thì xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định này.

3.3. Các hành vi vi phạm của doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu:

- Khai sai đối tượng không chịu thuế, đối tượng miễn thuế, hàng quản lý theo hạn ngạch thuế quan;

- Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ miễn thuế, hồ sơ xét miễn, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hồ sơ xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa;

- Vi phạm quy định về quản lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với chứng từ kế toán, sổ kế toán, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không thuộc trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định này;

- Vi phạm quy định quản lý hàng hóa trong kho bảo thuế dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với chứng từ, sổ sách kế toán, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định này;

- Lập báo cáo quyết toán về lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất không đúng với thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công, sản phẩm xuất khẩu;

- Khai báo hàng hóa nhập khẩu theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu nhưng không có cơ sở sản xuất hàng gia công, cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hoặc không có máy móc, thiết bị thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu.

Trên đây là một số trường hợp vi phạm hành chính mà doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu (bao gồm doanh nghiệp chế xuất) hay gặp phải. nếu quá trình thực hiện, có vướng mắc doanh nghiệp liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ - 0905528822 Mr.Duc

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2023

Cách thực hiện đăng ký danh mục miễn thuế máy móc, thiết bị của dự án đầu tư mới nhất 2023

 

CÁCH THỰC HIỆN THÔNG BÁO DANH MỤC MIỄN THUẾ TẠO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
 

Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp trong nước có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị phục vụ cho dự án. Trước khi nhập khẩu máy móc, thiết bị doanh nghiệp cần thực hiện thông báo Danh mục máy móc, thiết bị cho cơ quan hải quan nơi có dự án. Hồ sơ, thủ tục và cách thức thực hiện thông báo như sau:

 


1. Chuẩn bị danh mục các MMTB, linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, nguyên liệu, vật tư cần nhập khẩu, bao gồm: tên gọi, quy cách, tiêu chuẩn kỷ thuật, số lượng, chất lượng.

Lưu ý: chỉ những MMTB, linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, nguyên liệu, vật tư về để lắp ráp, sử dụng đủ cho nhà máy, những MMTB, linh kiện, chi tiết… nhập khẩu để dự phòng sẽ không được miễn thuế nhập khẩu.

2. Hồ sơ để thực hiện Thông báo danh mục miễn thuế (hồ sơ cơ bản):

Hồ sơ bao gồm:

2.1- Công văn thông báo danh mục miễn thuế: mẫu 05, NĐ 18/2021/NĐ-CP

Tải mẫu 05 tại đây: pqmcargo.com

2.2- Danh mục MMTB, linh kiện, chi tiết,. Phiếu trừ lùi …: mẫu 06, mẫu 07, Nghị định số 18/2021/NĐ-CP

Tải mẫu 06, 07 tại đây: pqmcargo.com

2.3- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư (đối với các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo Luật Đầu tư).

2.4- Bản trích lục luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc tài liệu kỹ thuật hoặc bản thuyết minh dự án

2.5- Hợp đồng trúng thầu (nếu doanh nghiệp trúng thầu thực hiện nhập khẩu)

3. Thời gian, địa điểm thông báo danh mục:

3.1- Thời gian: Thông báo trước khi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu miễn thuế đầu tiên

3.2- Địa điểm: Tại Cục Hải quan nơi thực hiện dự án

3.3- Cách thực hiện thông báo

Trường hợp 1: Truyền qua hệ thống hải quan điện tử

- Danh mục máy móc, thiết bị sẽ được truyền qua Hệ thống hải quan điện tử. - Các giấy tờ kèm theo mục 2.1, 2.3-2.5 nộp bản giấy.

Trường hợp 2: Nộp hồ sơ giấy

Với điều kiện

+ Hệ thống HQĐT gặp sự cố.

+ MMTB tháo rời, NK làm nhiều chuyến không trừ lùi được trên hệ thống.

Nộp bản giấy gồm các hồ sơ nêu tại mục 2.1-2.5

3.4. Sai sót trong nội dung danh mục miễn thuế:

Thực hiện hông báo Danh mục miễn thuế sửa đổi trước thời điểm nhập khẩu hàng hóa kèm theo các tài liệu liên quan để chứng minh việc bổ sung, điều chỉnh là phù hợp với nhu cầu của dự án

4. Người thực hiện Thông báo danh mục miễn thuế: Chủ dự án

5. Thời hạn cơ quan hải quan xử lý:

– Tối đa 03 ngày làm việc: Hải quan nơi tiếp nhận thông báo cho chủ dự án về việc đã tiếp nhận Danh mục miễn thuế, bổ sung hồ sơ còn thiếu, giải trình, làm rõ những thông tin có trong hồ sơ thông báo Danh mục miễn thuế hoặc thông báo hàng hóa không thuộc đối tượng miễn thuế.

– Tối đa 10 ngày làm việc CQ hải quan sẽ giải quyết Hồ sơ thông báo danh mục miễn thuế

Trên đây là các bước chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thông báo danh mục miễn thuế.
6- Cơ sở pháp lý:

Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016

Luật đầu tư

Luật Hải quan

Nghị định 134/216/NĐ-CP và Nghị định 18/221/NĐ-CP

Thông tư số 38/2015/TT-BTC và 39/2018/TT-BTC

Các biểu mẫu và nội dung chuẩn hồ sơ Thông báo danh mục miễn thuế – liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Mọi chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua ZALO: để được hỗ trợ, hướng dẫn chi tiết và cách thức lập hồ sơ miễn thuế đáp ứng các yêu cầu về MIỄN THUẾ theo đúng quy định của Pháp luật hiện hành.
Zalo: 0862.087.399 – 0905.52.88.22.

www.facebook.com/profile.php?id=100089311660309

hoặc www.pqmcargo.com

 

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC CHUYỂN LOẠI HÌNH NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT XUẤT KHẨU QUA LOẠI HÌNH GIA CÔNG 2023

  THỦ TỤC CHUYỂN LOẠI HÌNH NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT XUẤT KHẨU QUA LOẠI HÌNH GIA CÔNG Nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu là gì? Nhập khẩu gia công ...