Thứ Tư, 26 tháng 4, 2023

Cách thực hiện đăng ký danh mục miễn thuế máy móc, thiết bị của dự án đầu tư mới nhất 2023

 

CÁCH THỰC HIỆN THÔNG BÁO DANH MỤC MIỄN THUẾ TẠO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
 

Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp trong nước có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị phục vụ cho dự án. Trước khi nhập khẩu máy móc, thiết bị doanh nghiệp cần thực hiện thông báo Danh mục máy móc, thiết bị cho cơ quan hải quan nơi có dự án. Hồ sơ, thủ tục và cách thức thực hiện thông báo như sau:

 


1. Chuẩn bị danh mục các MMTB, linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, nguyên liệu, vật tư cần nhập khẩu, bao gồm: tên gọi, quy cách, tiêu chuẩn kỷ thuật, số lượng, chất lượng.

Lưu ý: chỉ những MMTB, linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, nguyên liệu, vật tư về để lắp ráp, sử dụng đủ cho nhà máy, những MMTB, linh kiện, chi tiết… nhập khẩu để dự phòng sẽ không được miễn thuế nhập khẩu.

2. Hồ sơ để thực hiện Thông báo danh mục miễn thuế (hồ sơ cơ bản):

Hồ sơ bao gồm:

2.1- Công văn thông báo danh mục miễn thuế: mẫu 05, NĐ 18/2021/NĐ-CP

Tải mẫu 05 tại đây: pqmcargo.com

2.2- Danh mục MMTB, linh kiện, chi tiết,. Phiếu trừ lùi …: mẫu 06, mẫu 07, Nghị định số 18/2021/NĐ-CP

Tải mẫu 06, 07 tại đây: pqmcargo.com

2.3- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư (đối với các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo Luật Đầu tư).

2.4- Bản trích lục luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc tài liệu kỹ thuật hoặc bản thuyết minh dự án

2.5- Hợp đồng trúng thầu (nếu doanh nghiệp trúng thầu thực hiện nhập khẩu)

3. Thời gian, địa điểm thông báo danh mục:

3.1- Thời gian: Thông báo trước khi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu miễn thuế đầu tiên

3.2- Địa điểm: Tại Cục Hải quan nơi thực hiện dự án

3.3- Cách thực hiện thông báo

Trường hợp 1: Truyền qua hệ thống hải quan điện tử

- Danh mục máy móc, thiết bị sẽ được truyền qua Hệ thống hải quan điện tử. - Các giấy tờ kèm theo mục 2.1, 2.3-2.5 nộp bản giấy.

Trường hợp 2: Nộp hồ sơ giấy

Với điều kiện

+ Hệ thống HQĐT gặp sự cố.

+ MMTB tháo rời, NK làm nhiều chuyến không trừ lùi được trên hệ thống.

Nộp bản giấy gồm các hồ sơ nêu tại mục 2.1-2.5

3.4. Sai sót trong nội dung danh mục miễn thuế:

Thực hiện hông báo Danh mục miễn thuế sửa đổi trước thời điểm nhập khẩu hàng hóa kèm theo các tài liệu liên quan để chứng minh việc bổ sung, điều chỉnh là phù hợp với nhu cầu của dự án

4. Người thực hiện Thông báo danh mục miễn thuế: Chủ dự án

5. Thời hạn cơ quan hải quan xử lý:

– Tối đa 03 ngày làm việc: Hải quan nơi tiếp nhận thông báo cho chủ dự án về việc đã tiếp nhận Danh mục miễn thuế, bổ sung hồ sơ còn thiếu, giải trình, làm rõ những thông tin có trong hồ sơ thông báo Danh mục miễn thuế hoặc thông báo hàng hóa không thuộc đối tượng miễn thuế.

– Tối đa 10 ngày làm việc CQ hải quan sẽ giải quyết Hồ sơ thông báo danh mục miễn thuế

Trên đây là các bước chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thông báo danh mục miễn thuế.
6- Cơ sở pháp lý:

Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016

Luật đầu tư

Luật Hải quan

Nghị định 134/216/NĐ-CP và Nghị định 18/221/NĐ-CP

Thông tư số 38/2015/TT-BTC và 39/2018/TT-BTC

Các biểu mẫu và nội dung chuẩn hồ sơ Thông báo danh mục miễn thuế – liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Mọi chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua ZALO: để được hỗ trợ, hướng dẫn chi tiết và cách thức lập hồ sơ miễn thuế đáp ứng các yêu cầu về MIỄN THUẾ theo đúng quy định của Pháp luật hiện hành.
Zalo: 0862.087.399 – 0905.52.88.22.

www.facebook.com/profile.php?id=100089311660309

hoặc www.pqmcargo.com

 

Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2023

MÃ LOẠI HÌNH NHẬP KHẨU - XUẤT KHẨU CHO DOANH NGHIỆP FDI 2023

 

Hướng dẫn sử dụng mã loại hình cho doanh nghiệp FDI

 

Theo quy định tại Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan ngày 18/5/2021 Quyết định ban hành bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng thì loại hình nhập khẩu A11 và A12 là hai loại hình khá phổ biến.



Trong đó loại hình A12 sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu để sản xuất. Như vậy doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước có sử dụng loại hình A12 không?

Đối với Doanh nghiệp FDI là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam là doanh nghiệp Việt Nam.

Do vậy, trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trong nước (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư) thì sử dụng mã loại hình A12 (Nhập kinh doanh sản xuất).

Liên quan đến mã loại hình A11 và A41: theo ghi chú tại mã loại hình “A11-Nhập kinh doanh tiêu dùng” thì riêng doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp nhập khẩu theo giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu sử dụng mã loại hình A41 để làm thủ tục nhập khẩu. Như vậy được hiểu loại hình A41-Nhập kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu áp dụng cho trường hợp:

* Trường hợp 1, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp nhập khẩu theo giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu.

* Trường hợp 2, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhập khẩu theo giấy chứng nhận đăng ký theo quyền nhập khẩu.

Nếu hiểu theo trường hợp 2 thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không phải DNCX; không nhập khẩu theo giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu) mà nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng trong doanh nghiệp FDI sẽ áp dụng mã loại hình nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ thì quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu.

Do vậy, trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không phải DNCX) nhập khẩu hàng hóa không nhằm mục đích kinh doanh thương mại mà chỉ sử dụng trong doanh nghiệp thì áp dụng loại hình A11.

Mr.Duc- Liên hệ để được tư vấn, Zalo: 0905528822

 

 

THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU XE Ô TÔ 2023

 Phần 2

THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU XE Ô TÔ ĐÃ QUA SỬ DỤNG 

Tiếp theo bài viết về điều kiện nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng để kinh doanh, PQM Cargo services tiếp tục gửi đến quý bạn đọc về thủ tục hải quan đối với Xe ô tô dưới16 chỗ đã qua sử dụng nhập khẩu, cụ thể như sau:





1. Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô

Căn cứ quy định tại điều 16, nghị định 116/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2020/NĐ-CP thì thủ tục và hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô như sau:

a) Cơ quan cấp Giấy phép : Bộ Công thương

b) Hồ sơ xin cấp Giấy phép:

(1) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô (Mẫu số 05 Phụ lục II, Nghị định 116): 01 bản chính;

(2) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: 01 bản sao;

(3) Tài liệu chứng minh doanh nghiệp đáp ứng điều kiện nhập khẩu ô tô quy định tại Điều 15 Nghị định 116, cụ thể:

- Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng điều kiện quy định tại Nghị định này: 01 bản sao.

- Văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật: 01 bản sao.

c) Trình tự cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô:

(1) Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ điểm b (nêu trên):  trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Bộ Công Thương;

(2) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định: trong 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;

(3) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp (Mẫu số 08 Phụ lục II, Nghị định 116).

Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương thông báo thời gian tiến hành kiểm tra tính xác thực của các điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định 116. Thời hạn kiểm tra không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp.

Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(4) Doanh nghiệp nhận Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô trực tiếp tại Bộ Công Thương hoặc qua hệ thống bưu chính (nếu có yêu cầu) hoặc theo hình thức phù hợp khác.

Sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô, Doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục hải quan để nhập khẩu ô tô.

2. Thủ tục và hồ sơ nhập khẩu:

Căn cứ điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại TT 39/2018/TT-BTC thì hồ sơ, thủ tục hải quan nhập khẩu ô tô được quy định như sau:

- Tờ khai hải quan điện tử

- Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô

- Invoice – Hoá đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương

- Vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải có giá trị tương đương.

- Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu.

- Tờ khai trị giá

- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)

- Hợp đồng uỷ thác (nếu nhập khẩu uỷ thác)

3. Hồ sơ, thủ tục Đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu:

- Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

a) Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục I Thông tư 03/2018/TT0BGTVT;

b) Bản sao giấy Chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực đến trước khi xuất khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;

c) Bản sao hóa đơn thương mại;

d) Bản sao Bản giải mã số VIN của nhà sản xuất xe (cho kiểu loại chứng nhận lần đầu);

đ) Bản sao tài liệu về kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng ô tô còn hiệu lực được cấp bởi cơ quan kiểm tra phù hợp với kiu loại sản phẩm nhập khẩu của cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài (chỉ áp dụng đối với trường hợp xe ô tô nhập khẩu được sản xuất từ nước áp dụng phương thức chứng nhận theo kiểu loại được nêu tại Mẫu số 05 của Phụ lục TT 05/2020/TT-BGTVT

e) Bản sao tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật xe của nhà sản xuất;

g) Bản sao tờ khai hàng hóa nhập khẩu đối với hồ sơ giấy; số, ngày, tháng, năm của Tờ khai đối với hồ sơ điện tử.

- Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra: Cục Đăng kiểm Việt Nam

- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: tối đa 1 ngày làm việc

+ Hồ sơ đầy đủ: cơ quan kiểm tra xác nhận vào Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu

+ Hồ sơ chưa đầy đủ: DN nộp bổ sung các còn thiếu

Trên đây là các hồ sơ, thủ tục cần thiết để doanh nghiệp kinh doanh ô tô thực hiện.

Mọi vướng mắc xin liên hệ:Tel/ zalo: 0905528822


                 

Thứ Năm, 20 tháng 4, 2023

NHẬP KHẨU XE Ô TÔ ĐÃ QUA SỬ DỤNG 2023

 

ĐIỀU KIỆN NHẬP KHẨU Ô TÔ ĐÃ QUA SỬ DỤNG ĐỂ KINH DOANH



Ô tô dưới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng nhập khẩu để kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện sau:

1. Xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu không quá 5 năm kể từ năm sản xuất

2. Đã đăng ký lưu hành tại các quốc gia có tiêu chuẩn khí thải tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn khí thải hiện hành của Việt Nam

3. Được kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với từng xe theo quy định.

Khi tiến hành thủ tục kiểm tra, doanh nghiệp nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng phải cung cấp cho cơ quan quản lý chất lượng Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực đến trước khi xuất khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương

4. DN được thành lập và cấp phép nhập khẩu ô tô, kèm theo các điều kiện thành lập như sau:

- Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định này.

- Có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam.

5. Quy định về điều kiện cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô: và được cấp phép trạm bảo hành, bão dưỡng ô tô:

- Nhà xưởng được xây dựng trên khu đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.

- Mặt bằng, nhà xưởng đảm bảo phục vụ việc thực hiện bảo hành, bảo dưỡng.

- Có các khu vực thực hiện các công việc tiếp nhận, bàn giao, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra xuất xưởng, có nhà điều hành, kho linh kiện, phụ kiện, khu vực rửa xe đáp ứng được công việc.

- Có đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Các trang thiết bị đo lường phục vụ công việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC CHUYỂN LOẠI HÌNH NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT XUẤT KHẨU QUA LOẠI HÌNH GIA CÔNG 2023

  THỦ TỤC CHUYỂN LOẠI HÌNH NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT XUẤT KHẨU QUA LOẠI HÌNH GIA CÔNG Nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu là gì? Nhập khẩu gia công ...